Có thể thấy, hầu như mỗi người hiện nay đều sở hữu một thẻ ngân hàng ATM để thuận tiện trong giao dịch. Việc dùng thẻ ATM sẽ giúp chúng ta thanh toán nhanh chóng, tiện lợi không cần tiền mặt ở bất kỳ đâu chấp nhận thanh toán thẻ. Tuy vậy, đôi khi chúng ta cũng vẫn cần phải rút tiền từ thẻ ATM. Vậy phí rút tiền ATM của các ngân hàng hiện nay là bao nhiêu? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là loại thẻ cứng do ngân hàng phát hành để dễ thực hiện các giao dịch tự động mà chủ thẻ có thể tự làm được như: kiểm tra số dư, chuyển khoản, rút tiền, thanh toán hóa đơn,… tại máy rút tiền từ động ATM. Hiện nay, thẻ ATM gồm 3 loại cơ bản:
- Thẻ trả trước: loại thẻ này có cách thức hoạt động giống như sim điện thoại. Bạn cần nạp tiền vào thẻ mới có thể sử dụng và thanh toán được. Thẻ này không cần mở tài khoản tại ngân hàng ma có thể đăng ký thẻ để tặng cho người thân.
- Thẻ ghi nợ: là thẻ mà bạn cần mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và sẽ kết nối trực tiếp với tài khoản của bạn. Số tiền trong thẻ sẽ là giới hạn chi tiêu, số tiền thanh toán phải nhỏ hơn số tiền trong thẻ tối thiểu 50.000đ.
- Thẻ tín dụng: có tên tiếng anh là Credit card, là loại thẻ hỗ trợ người dùng thanh toán, chi tiêu mà không cần dùng tiền mặt. Ngân hàng sẽ cấp trước cho bạn một hạn mức trong thẻ và đến ngày quy định bạn sẽ phải hoàn trả số tiền đã chi tiêu đó vào thẻ. Với loại thẻ này bạn cần có tài khoản ngân hàng nhưng bạn có thể mua hàng mà không có tiền trong tài khoản. Tuy vậy bạn chỉ có thể dùng thẻ tín dụng để thanh toán chi tiêu trong hạn mức và phải hoàn trả số tiền đó sau 45 ngày.
Xem thêm nội dung liên quan: quy trình đáo hạn thẻ tín dụng thanh xuân
Hướng dẫn Cách rút tiền mặt ATM
Việc rút tiền tại cây ATM rất đơn giản chỉ với vài bước như sau:
- B1: đưa thẻ vào khe thẻ đúng chiều mũi tên trên các mặt thẻ ATM.
- B2: Cây ATM sẽ yêu cầu bạn chọn ngôn ngữ, bạn nên chọn tiếng Việt hoặc tiếng Anh để dễ sử dụng.
- B3: Hệ thống yêu cầu nhập mã PIN. Lưu ý, cần dùng tay che mặt bàn phím khi thực hiện thao tác nhập mã PIN để tránh bị đánh cắp thông tin. Sau đó ấn Enter để chuyển tiếp hoặc nếu nhập sai thì chọn Clear để nhập lại.
- B4: màn hình ATM sẽ hiện lên các loại giao dịch như Rút tiền, vấn tin tài khoản, đổi mã PIN,… bạn chọn rút tiền.
- B5: ATM yêu cầu chọn tài khoản giao dịch như tài khoản thẻ, tài khoản thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm,….
- B6: Nhập số tiền cần rút. Trên màn hình sẽ hiện ra một vài số tiền mặc định để bạn rút nhanh, nhưng nếu đó không phải số tiền bạn cần thì chọn nhập số khác để nhấn số tiền cần rút. Sau khi ấn xong thì chọn Enter. ATM sẽ hỏi bạn có in hóa đơn không, bạn chọn enter hoặc cancel.
- B7: đợi máy kiểm tiền và nhận tiền cùng thẻ là được.
Lưu ý: một số cây ATM sau khi hoàn tất giao dịch trong một khoảng thời gian, nếu bạn không lấy thẻ thì cây sẽ tự động nuốt thẻ của bạn.
Tại sao lại có phí rút tiền ATM khác ngân hàng?
Hiện nay đại đa số ngân hàng đều thu phí rút tiền ATM khác ngân hàng. Phí rút tiền ATM khác ngân hàng sẽ được thu về ngân hàng chỉ định cho bảo trì hệ thống ATM, bù thêm vào chi phí xây dựng trang bị ATM ban đầu. Việc thu phí này của các ngân hàng được thực hiện theo Thông tư 35 năm 2012 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nên hoàn toàn đúng với quy định của Pháp Luật.
Với những ngân hàng miễn phí rút tiền thì trên thực tế các ngân hàng phải tự bù lỗ khoản chi phí này cho khách hàng. Việc này sẽ góp phần định hình thói quen và hướng khách hàng đến thói quen dùng thẻ nhiều hơn.
Phí rút tiền ATM tại các ngân hàng hiện nay
Dưới đây là bảng tổng hợp biểu phí rút tiền mặt tại ATM của các ngân hàng hiện nay để bạn tham khảo.
Ngân hàng | Phí rút tiền | Phí chuyển khoản bằng ATM | Phí sử dụng SMS hàng tháng | ||
Rút tiền tại cây ATM ngân hàng (VND/lần) | Rút tiền tại cây ATM khác ngân hàng (VND/lần) | Chuyển khoản tại cây ATM ngân hàng | Chuyển khoản tại cây ATM khác ngân hàng | ||
BIDV | 1.000 | 3.300 | Chuyển khoản cùng hệ thống BIDV: 0,05% số tiền giao dịch Tối thiểu 2.000 VND, tối đa 15.000 VND Chuyển khoản cho ngân hàng khác: – Giao dịch từ 10 triệu đồng trở xuống: 7.000 VND/giao dịch; – Giao dịch trên 10 triệu đồng: 0,02% số tiền chuyển, tối thiểu 10.000 VND, tối đa 50.000 VND | Chuyển khoản cùng hệ thống BIDV: 1.500 Chuyển khoản cho ngân hàng khác: không thực hiện | 8.800 |
Agribank | 1.000 | 3.300 (trong nước) 44.000 (tại nước ngoài) | Chuyển khoản cùng hệ thống Agribank: 0,03% Chuyển khoản khác ngân hàng: 0,05% | Chuyển khoản cùng hệ thống Agribank: 0,05% Chuyển khoản khác ngân hàng: 0,06% | 9.500 |
VietinBank | Miễn phí nếu dưới 500.000/ngày Trên 500.000: phí 1.100/lần giao dịch | 3.300 | Dưới 5 triệu/ngày: không mất phí Vượt 5 triệu: 0,06% số tiền vượt hạn mức | Không hỗ trợ | 8.800 |
Vietcombank | 1.100 | 3.300 | 2.200/giao dịch nếu dưới 20 triệu đồng 5.500/giao dịch nếu từ 20 triệu đồng trở lên | 7.000 đồng/giao dịch nếu dưới 10 triệu đồng 11.000 đồng/giao dịch nếu trên 10 triệu đồng | 11.000 |
ACB | 1.100 (Miễn phí với sinh viên) | Thẻ ACB2GO: 3.300/lần Thẻ ACB Payroll: 1.100/lần Thẻ thương gia: 3.300/lần Miễn phí với thẻ liên kết sinh viên | 2.200 (Miễn phí với thẻ liên kết sinh viên) | Không hỗ trợ | 9.900 |
Seabank | 550 | 3.300 | 3.300 | Không hỗ trợ | 8.800 |
Sacombank | 1.000 | 3.000 | Chuyển tiền trong hệ thống: 2.000 Chuyển tiền liên ngân hàng: 3.000 | Không hỗ trợ | 11.000 |
Techcombank | 2.000 | 3.000 | Chuyển tiền liên ngân hàng: 10.000 Miễn phí chuyển tiền trong cùng hệ thống | Không hỗ trợ | 9.900 |
LienVietPostBank | Miễn phí | 1.500 | Miễn phí | 1.500 | Miễn phí |
VPBank | Miễn phí | 3.000 | Miễn phí | Miễn phí | Miễn phí |
Có thể bạn cũng quan tâm: dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng tại hà nội
Những lưu ý khi rút tiền mặt ATM
Luôn bảo vệ mã PIN của mình
Khi thực hiện nhập mã PIN tại ATM luôn nhớ phải dùng tay che bàn phím lại. Điều này sẽ giúp tránh kẻ gian lợi dụng để máy quay hoặc đứng sau nhìn được thao tác bấm PIN của bạn.
Nhập mã PIN sai quá 3 lần
Mỗi ngân hàng đều sẽ quy định về việc nhập mã PIN sai quá bao nhiêu lần thì bị khóa thẻ. Thường cứ 3 lần nhập sai mã PIN liên tiếp sẽ bị khóa thẻ. Trường hợp này bạn cần gọi điện lên tổng đài của ngân hàng hoặc đến trực tiếp ngân hàng để được hỗ trợ.
Thẻ bị nuốt hoặc thẻ bị kẹt
Với tình huống này, bạn không được rời đi ngay bởi có thể là do hệ thống lỗi, mất vài phút để nhận được lại thẻ. Nếu trường hợp thẻ vẫn không lấy ra được thì bạn gọi ngay đến trung tâm hỗ trợ khách hàng của ngân hàng để được trợ giúp.
Phí rút tiền mặt ATM
Hầu hết phí rút tiền tại cây ATM của cùng ngân hàng sẽ được miễn phí. Nhưng khi rút khác cây thì mức phí này sẽ giao động từ 1.000 – 3.000đ/lần.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn thông tin về phí rút tiền ATM của các ngân hàng hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.